|
|
|
Question and Answer
QnA Vietnamese
Câu hỏi 1: Tại sao lại gọi Midi Utility là Phần Mềm
Hòa Âm Hoàn Toàn Tự Động?
Trả lời:
Hiện nay trên thế giới có nhiều phần mềm hòa âm tự động,
nhưng khi sử dụng các phần mềm này thì Bạn phải tự mình
nhập các hợp âm cho từng nhịp của bài, và phải tự mình
đặt các chỗ dồn trống, các chế độ hòa âm cho từng nhịp
trong bài để phù hợp với giai điệu cần hòa âm.
Nếu Bạn đã từng (hoặc nhìn một người nào đó)
sử dụng Organ Keyboard thì Bạn thấy rất rõ rằng trong khi
Organ Keyboard tạo hòa âm tự động, Người Chơi Đàn phải
liên tục nhấn vào phím đàn để ra lệnh cho Organ chuyển đổi
hợp âm, và thỉnh thoảng phải bấm nút "Fill in 1"
hoặc "Fill in 2" để tạo chỗ dồn trống cho phù hợp
với giai điệu. Người Chơi Đàn còn phải bấm nút
"Intro" để tạo phần dẫn nhập, và nút "Ending"
để tạo phần kết thúc cho bản hòa âm.
Hòa âm như vậy gọi là Hòa Âm Tự Động, nhưng chưa phải
là Hoàn Toàn Tự Động.
Với phần mềm Midi Utility Bạn hoàn toàn không cần thiết
phải làm như vậy. Midi Utility có thể làm các việc đó hoàn
toàn tự động. Bạn chỉ việc nghe, thưởng thức, và lựa
chọn kết quả theo ý thích riêng của mình.
|
Câu hỏi 2:
Nếu Midi Utility là một phần mềm hòa âm hoàn
toàn tự động thì Tôi chẳng còn việc gì để sáng tạo nữa. Đúng không?
Trả lời:
Không. Bạn có vai trò rất quan trọng
trong khi sử dụng Midi Utility.
|
Câu hỏi 3: Tôi cần phải làm những việc gì để tạo
một bản hòa âm cho giai điệu của mình với sự hỗ trợ
của Midi Utility?
Trả Lời:
1/Việc đầu tiên Bạn cần làm là tạo ra một Midi Track
chứa các nốt nhạc của giai điệu. Các nốt này có thể
do chính Bạn tự sáng tác, hoặc chép từ một bản nhạc in
trên sách báo. Bạn cần biết sử dụng một trình soạn thảo
Midi nào đó để làm việc này. Hiện nay trên thế giới có
rất nhiều phần mềm soạn thảo Midi, ví dụ: Midisoft
Studio, Encore, Finale,... Bạn sẽ lưu lại giai điệu này dưới
khuôn dạng MIDI chuẩn. Nên lưu ở dạng Midi Type 1 để dễ
dàng lựa chọn Melody Track khi nạp vào Midi Utility.
2/Tiếp theo Bạn cần thử tạo hòa âm bằng các Styles khác
nhau, hoặc bằng một User Style Set (có sẵn, hoặc do Bạn đã
tạo ra), rồi quyết định chọn kết quả nào Bạn thích nhất.
Đây là sáng tạo riêng của Bạn, vì ý thích của mỗi người
mỗi khác. Một giai điệu có thể được hòa âm bằng nhiều kiểu khác nhau.
3/Bạn có thể thay đổi thêm các tham số của Style như:
chọn lại nhạc cụ, chỉnh lại âm lượng cho từng nhạc cụ,
thay đổi chế độ của nhạc cụ trong các phần khác nhau của
bản hòa âm,... để có được kết quả hòa âm tốt hơn,
phù hợp hơn với giai điệu của Bạn.
4/Nếu Bạn biết cách soạn hợp âm thì có thể cân chỉnh
thêm các hợp âm ở một vài nhịp để kết quả hòa âm được
phong phú hơn.
|
Câu hỏi 4: Midi Utility có thể tự động soạn hợp âm
cho mọi giai điệu được không?
Trả lời:
Được. Midi Utility được cài đặt giải thuật tự động
soạn hợp âm và chế độ hòa âm cho mọi giai điệu đầu
vào. Giai điệu có thể rất đơn giản (ví dụ bài NganCach.mid);
Có thể rất phức tạp (ví dụ bài RockChick.mid);
Có thể có nhiều nốt cùng một lúc (polyphonic), hoặc
chỉ có từng nốt một (monophonic). Giai điệu có thể có các
nhịp rỗng không có nốt nào, hoặc có thể có rất nhiều
nốt nhạc trong một nhịp...
Tuy nhiên chất lượng tự động soạn hợp âm và chế độ
hòa âm phụ thuộc nhiều vào giai điệu đầu vào.
|
Câu hỏi 5: Midi Utility cho kết quả tự động soạn hợp
âm tốt với những giai điệu có tính chất như thế nào?
Trả lời:
Midi Utility có thể tự động soạn hợp âm cho mọi giai điệu.
Tuy nhiên kết quả soạn hợp âm sẽ tốt hơn cho những giai
điệu có tính chất sau:
1/Giai điệu được soạn trên một Điệu Thức (còn
gọi là: Gam, Giọng, hay Key) ổn định, không thay đổi, ví
dụ: điệu thức La Thứ. Phần lớn các ca khúc đều có tính
chất này.
2/Trong trường hợp giai điệu được soạn ở nhiều Điệu
Thức (Multi-Keys song) Midi Utility (từ phiên bản V426) có thể tự động tìm được
các giọng và vị trí chuyển giọng cho các giai điệu có sự
chuyển đổi giọng rõ ràng, ví dụ như các bài: "Send Me an
Angle" của ban nhạc Scorpions; "My
heart will go on" do ca sỹ Celine Dion hát trong phim
Titanic; "Hương Ngọc
Lan" nhạc Anh Quân, lời Dương Thụ; "Về
với quê hương" của nhạc sỹ Vũ Ngọc Quang.
3/Trong mỗi nhịp chỉ cần sử dụng một hợp âm chính, có thể
sử dụng thêm một hợp âm phụ nữa nhưng chỉ với vai trò
nhấn mạnh, hoặc tô điểm thêm, chứ không làm lu mờ hợp
âm chính. Hợp âm chính được sử dụng ở nửa đầu nhịp
(phần Phách Mạnh), hợp âm phụ được sử
dụng ở nửa cuối nhịp (phần Phách Yếu).
4/Trong giai điệu có những khoảng trống thích hợp (những
nhịp hoặc nửa nhịp rỗng, không có nốt của giai điệu) xen giữa các câu
hoặc đoạn nhạc. Vì trong các khoảng trống này không có nốt
của giai điệu nên Midi Utility có thể tự do lựa chọn hợp
âm để liên kết cuối câu nhạc trước với đầu câu nhạc
sau. Câu nhạc và câu lời có thể khác hẳn nhau, không nhất
thiết phải giống nhau. Một câu nhạc có thể bắt đầu ở
đâu đó, giữa một câu lời, hoặc ngược lại một câu lời
có thể bắt đầu ở đâu đó giữa một câu nhạc.
5/Khi giai điệu kết thúc "Quá Bất Ngờ", Bạn có
thể thêm vài nhịp rỗng ở cuối bài để Midi Utility tạo
phần kết (Ending) uyển chuyển hơn. Trong những trường hợp cần
thiết, việc tạo thêm các nhịp rỗng thích hợp cho
giai điệu là sáng tạo riêng của Bạn.
|
Câu hỏi 6: Nếu Tôi gặp một giai điệu không có các tính
chất trên thì phải làm sao?
Trả lời:
1/Trường hợp giai điệu có nhiều đoạn được soạn ở
nhiều điệu thức khác nhau nếu Midi Utility không phát hiện
được chính xác các điệu thức: Bạn chỉ việc khai báo
chính xác các điểm chuyển đổi điệu thức trong bài. Midi
Utility sẽ tự động chuyển điệu thức khi nó soạn hòa âm
đúng như Bạn muốn.
Hoặc Bạn tự mình sửa lại các hợp âm trong những đoạn
có sự chuyển đổi điệu thức.
2/Trường hợp trong một nhịp nào đó phải dùng nhiều hợp
âm hơn, không thể dùng chỉ một hợp âm chính và một hợp
âm phụ được: Bạn chia nhỏ nhịp đó ra làm hai (hay vài)
nhịp, như vậy sẽ có thể làm cho mỗi nhịp mới chỉ cần
sử dụng một hợp âm chính thôi. Đây lại là một sáng tạo
nữa của Bạn.
Bạn có thể giải
quyết nhanh chóng bằng cách nhân đôi trường độ của tất
cả các nốt nhạc có trong giai điệu như hình vẽ dưới đây:
Trên hình vẽ, giai điệu ban đầu được biểu diễn ở đường
số 1, giai điệu đã nhân đôi được biểu diễn ở đường
số 2. Sau khi nhân đôi, một nhịp ban đầu (nhịp số 1, đường
số 1) sẽ được chia nhỏ hơn làm hai nhịp (nhịp 1 và 2, đường
số 2), và như vậy sẽ giảm được số hợp âm cần dùng
trong mỗi nhịp. Nốt thứ 4 trên đường số 1 (nốt G = Sol,
được tô màu đỏ)
nằm ở vùng nửa sau của nhịp 1 (phần phách yếu) được đưa
vào vùng nửa đầu của nhịp 2 đường số 2, tức là sau
khi chuyển đổi nốt G (Sol) này đã được
đưa vào vùng phách mạnh của nhịp 2. Cách biến đổi
giai điệu này rất đơn giản, nhưng thường cho kết quả hòa
âm tốt hơn hẳn so với trường hợp không nhân đôi trường
độ, đặc biệt là với các giai điệu có phần lớn các nốt
là nốt móc kép hoặc móc đơn, và Tempo của giai điệu gốc
quá nhỏ (<80). Bạn có thể thấy rằng nếu một
giai điệu được soạn ở nhịp 2/4 thì phép chuyển đổi này
sẽ làm cho giai điệu mới có nhịp là 4/4, và như vậy là
có thể hòa âm được bằng các 4/4 Styles. Nhìn chung
các Styles 2/4 quá đơn giản, không phong phú, do vậy Bạn nên
chuyển giai điệu 2/4 về kiểu 4/4.
|
Câu hỏi 7: Làm thế nào để nhanh chóng có thêm phần dẫn
nhập (intro) cho giai điệu?
Trả lời:
Bạn có thể làm như sau:
1/Dẫn nhập đơn giản: Bạn chỉ cần thêm một vài nhịp
rỗng, vào trước phần giai điệu. Midi Utility sẽ tự động
tạo ra phần hòa âm dẫn nhập cho Bạn trong các nhịp rỗng này.
2/Dẫn nhập phức tạp hơn: Bạn tìm trong giai điệu một đoạn
điệp khúc đặc trưng của giai điệu, rồi chèn đoạn điệp
khúc này vào trước nốt đầu tiên của giai điệu. Sau đó Bạn
chỉnh cho âm lượng (Velocity/Volume) của tất cả các nốt mới
chèn thêm này thật nhỏ, khoảng bằng 5 đơn vị volume. Giá
trị volume lớn nhất trong file midi là 127, và nhỏ nhất là 1.
Midi Utility sẽ dựa
vào các nốt chèn thêm này để tạo ra phần dẫn nhập. Người
Nghe sẽ không nghe được các nốt chèn thêm, vì volume của chúng
quá nhỏ, mà chỉ nghe thấy phần hòa âm dẫn nhập tự động
thôi.
|
Câu hỏi 8: Có đúng là Midi Utility giúp Tôi tạo được
hòa âm cho mọi ca khúc chỉ trong thời gian khoảng 3 giây thôi?
Trả lời:
Đúng, nhưng không tính thời gian Bạn cần để tạo và chỉnh
sửa giai điệu, hoặc để Bạn lựa chọn một Style thích hợp,
ưng ý.
|
Câu hỏi 9: Tại sao trên máy PC của Tôi các bài Midi
nghe không được hay như các bài MP3 hoặc đĩa Audio Compact
Disk?
Trả lời:
Nhìn chung các máy tính cá nhân (PC) hiện nay đều có kèm
phần cứng xử lý âm thanh. Phần cứng này có thể là một
phần của Main Board (Bảng Mạch Chính, có CPU, RAM,...), hoặc là
một card riêng cắm thêm vào Main Board (Sound Card). Tuy nhiên để
giảm giá thành toàn máy thì các phần cứng xử lý âm thanh này
chỉ được thiết kế để xử lý tốt âm thanh dạng .wav hay
.mp3 thôi. Do vậy khi nghe nhạc từ các đĩa Audio CD hay các bài
MP3 Bạn sẽ thấy âm nhạc có chất lượng tốt, trung thực.
Bạn chỉ cần có thêm một bộ loa tốt nữa là tuyệt vời.
Với các bài Midis thì khác. Khi phát các bài Midi trực tiếp
bằng các phần cứng loại này thì âm nhạc nghe được có chất
lượng rất kém, thậm chí có thể nói là "Nghe Không Nổi".
Do vậy các bài Midis thường được các phần mềm Player xử
lý trước, chuyển qua dạng .wav rồi mới đưa tới phần cứng
xử lý âm thanh. Âm nhạc Midi nghe được sẽ tốt hơn, nhưng
có thể nói là "Chưa Đủ Tốt".
Để nghe tốt các bài Midi, Bạn cần phải có SoundCard có hỗ
trợ tốt phần âm nhạc Midi, kèm với một SoundFont đủ tốt.
Hiện nay trên thị trường linh kiện máy tính có các loại thông
dụng là Sound Blaster Live, hoặc tốt hơn nữa là Sound Blaster
Audigy. Khi sử dụng loại sound card này cùng với SoundFont
JnsGm.sf2 (có kích thước 22037kBytes) Bạn sẽ thấy chất lượng
âm nhạc Midi thật tuyệt vời, có thể nói là "Hết Ý". Trong
trường hợp này Bạn không nên dùng khả năng xử lý thêm của
các phần mềm Player nữa, vì như vậy sẽ làm vô hiệu hóa
khả năng xử lý Midi tuyệt vời của phần cứng.
|
Câu hỏi 10: Như vậy phần lớn công việc Tôi cần làm là
tạo và chỉnh sửa giai điệu để Hòa Âm Hoàn Toàn Tự Động bằng phần mềm Midi
Utility?
Trả lời:
Đúng như vậy. Bạn nên thử tạo hòa âm bằng một Style nào
đó, sau đó chỉnh sửa giai điệu, rồi tạo lại hòa âm, rồi
lại chỉnh giai điệu... Sau vài lần như vậy Bạn sẽ có được
kết quả tốt. Giai đoạn cuối cùng là lựa chọn một Style
thích hợp nhất cho ca khúc của Bạn.
Do vậy việc tạo được
một bản hòa âm tốt phụ thuộc rất nhiều vào chính Bạn. Tất
cả các bài Midis (và nhạc nền) giới thiệu trên Website này đều
đã được hòa âm hoàn toàn tự động. Chúng tôi không chỉnh
sửa hợp âm, không đặt chỗ dồn trống, không đặt vị trí
chuyển đổi kiểu hòa âm (styles),... để giới thiệu với các
bạn khả năng Hòa Âm Hoàn Toàn Tự Động của phần mềm. Chúng
tôi chỉ tạo và chỉnh sửa, thêm bớt các nhịp rỗng, hoặc
chèn các đoạn điệp khúc để làm dẫn nhập (intro) vào phần
giai điệu như đã nói ở trên.
Chúc Bạn sáng tạo thành công.
|
Gửi câu hỏi khác
|
|
|